Những tác nhân hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư vú mà bạn không biết.
Khi mà căn bệnh ung thư vú ngày càng trở lên phổ biến với tỷ lệ người mắc tăng cao thì bạn cần hiểu nguyên nhân để có các biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay.
Phân biệt 8 loại ung thư vú phổ biến nhất
Ung thư vú có nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại ung thư vú phổ biến mà bạn nên biết:
Trên thế giới hiện có 8 loại ung thư vú
Angiosarcoma
Đây là một loại ung thư hiếm gặp, hình thành trong lớp niêm mạc của mạch máu và mạch bạch huyết.
Vị trí xuất hiện: Có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể của bạn nhưng nhiều nhất là ở vùng da trên đầu và cổ. Rất hiếm khi loại u mạch này có thể hình thành ở da trên các bộ phận khác của cơ thể như vú hay trong mô sâu hơn như gan và tim. Ngoài ra, Angiosarcoma có thể xảy ra ở những vùng đã được điều trị bằng xạ trị trước đó.
Phương pháp điều trị: Phụ thuộc vào vị trí của ung thư, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Ung thư biểu mô tại chỗ (DCIS)
Loại ung thư này là sự hiện diện của các tế bào bất thường bên trong ống dẫn sữa ở vú. DCIS được coi là dạng ung thư vú sớm nhất. Ung thư DCIS không xâm lấn nghĩa là nó chưa lan ra khỏi ống dẫn sữa và có nguy cơ xâm lấn thấp. Loại ung thư vú này thường được tìm thấy trong quá trình chụp quang tuyến vú.
Phương pháp điều trị: Có thể bao gồm phẫu thuật bảo tồn vú kết hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ mô vú.
Ung thư vú dạng viêm
Loại ung thư vú này xảy ra khi các tế bào ung thư chặn các mạch bạch huyết trên da bao phủ vú, gây ra biểu hiện sưng, đỏ đặc trưng của vú.
Nhiều người thường nhầm lẫn ung thư vú dạng viêm với bệnh nhiễm trùng vú – nguyên nhân phổ biến hơn gây sưng và đỏ vú. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu thay đổi ở vùng da trên vú thì nên đi khám và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn
Loại ung thư vú này chiếm một phần nhỏ trong tất cả các loại ung thư vú, phổ biến nhất bắt đầu trong các ống dẫn sữa (ung thư biểu mô ống dẫn trứng xâm lấn).
– Triệu chứng bệnh: Ở giai đoạn sớm nhất, ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn có thể không gây ra dấu hiệu và triệu chứng. Nhưng khi nó phát triển lớn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Vùng vú dày lên
- Một vùng mới đầy hoặc sưng ở vú
- Thay đổi kết cấu hoặc bề ngoài của da trên vú như lõm xuống hoặc dày lên
- Một núm vú mới bị đảo ngược
Ung thư biểu mô dạng thủy tại chỗ (LCIS)
Loại này thường không phải là ung thư, nó là các tế bào bất thường hình thành trong các tuyến sữa (tiểu thùy) ở vú. Tuy nhiên nếu bạn được chẩn đoán LCIS thì đồng nghĩa với việc bạn có tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Do đó nếu bạn được chẩn đoán mắc LCIS thì bạn nên thường xuyên xét nghiệm tầm saots ung thư vú để giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Ung thư vú nam
Đây là một loại ung thư hiếm gặp, hình thành trong mô vú của nam giới. Ung thư vú nam có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở nam giới lớn tuổi. Nam giới nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu có cơ hội chữa khỏi cao.
Phương pháp điều trị: Thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ mô vú và các phương pháp điều trị khác như hóa trị và xạ trị có thể được khuyến nghị dựa trên tình hình cụ thể về bệnh của bạn.
Bệnh Paget của vú
Đây là một dạng ung thư vú hiếm gặp. Bệnh Paget của vú bắt đầu từ núm vú và kéo dài đến vòng tròn sẫm màu của da (quầng vú) xung quanh núm vú. Bệnh Paget ở vú xảy ra thường xuyên nhất sau tuổi 50.
Ung thư vú tái phát
Sau khi người bị mắc ung thư vú đã điều trị đẩy lùi khối u thì vẫn có khả năng tài phát sau vài tháng hoặc vài năm. Loại ung thư này có thể quay trở lại cùng vị trí với ung thư ban đầu (tái phát cục bộ), hoặc có thể di căn sang các vùng khác trên cơ thể bạn.
Loại ung thư này khó phát hiện so với chẩn đoán ban đầu. Nhưng ung thư vú tái phát vẫn có thể điều trị để loại bỏ ung thư vú tái phát cục bộ, khu vực hoặc xa. Kể cả khi không thể chữa khỏi thì việc điều trị có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài.
Các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
Nguyên nhân ung thư vú ở phụ nữ
Nói về nguyên nhân ung thư vú ở phụ nữ, các nhà nghiên cứu xác định các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ mà bạn nên biết:
Do yếu tố di truyền
Các bác sĩ ước tính có khoảng 5 – 10% trường hợp ung thư vú có liên quan đến đột biến gen di truyền qua các thế hệ trong một gia đình.
Nếu người thân trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm máu để giúp xác định các đột biến cụ thể trong BRCA hoặc các gen khác đang di truyền qua gia đình bạn. Qua đó kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị.
Các yếu tố rủi ro
Bên cạnh yếu tố di truyền, có một số yếu tố liên quan cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú như sau:
- Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc ung thư vú cao hơn nam giới
- Độ tuổi: Độ tuổi càng cao nguy cơ ung thư vú của bạn sẽ càng tăng lên
- Tiền sử cá nhân về các tình trạng vú: Nếu bạn đã làm sinh thiết vú phát hiện ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) hoặc tăng sản không điển hình của vú thì bạn sẽ tăng nguy cơ ung thư vú.
- Tiền sử cá nhân của bệnh ung thư vú: Nếu bạn bị ung thư vú ở một bên vú, bạn sẽ có nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại.
- Tiền sử gia đình bị ung thư vú: Nếu mẹ/chị gái hoặc con gái của bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là khi còn trẻ, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bạn sẽ tăng lên.
- Di truyền các gen làm tăng nguy cơ ung thư: Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư vú có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái như BRCA1 và BRCA2. Những gen này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác
- Tiếp xúc với bức xạ: Nếu bạn được điều trị bức xạ vào ngực khi còn bé hoặc thanh niên thì nguy cơ ung thư vú của bạn sẽ tăng lên.
- Béo phì: Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Có kinh nguyệt ở độ tuổi trẻ: Nếu phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi lớn: Nếu phụ nữ bắt đầu mãn kinh nguyệt ở độ tuổi lớn hơn thì có nhiều khả năng bị ung thư vú.
- Sinh con đầu lòng ở độ tuổi lớn: Phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có thể tăng nguy cơ ung thư vú.
- Phụ nữ chưa từng mang thai: Những phụ nữ chưa từng mang thai có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ đã từng mang thai một hoặc nhiều lần.
- Liệu pháp hormone sau mãn kinh: Phụ nữ dùng thuốc điều trị hormone kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm khi phụ nữ ngừng dùng các loại thuốc này.
- Uống rượu: Phụ nữ uống rượu nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Thông tin được lấy từ website NHS – tổ chức chăm sóc y tế của Anh.
Nguyên nhân gây ung thư vú ở đàn ông
Đối với nam giới, các nguyên nhân sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú:
– Lượng Hormone estrogen cao: Nếu nam giới có lượng hormone estrogen cao hoặc tiếp xúc lâu dài với nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ở nam giới, có những trường hợp làm tăng lượng estrogen như:
- Liệu pháp hormone – dạng estrogen nhân tạo (tổng hợp) thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và bệnh nhân chuyển đổi giới tính nam thành nữ.
- Béo phì
- Xơ gan – sẹo của gan thường do sử dụng rượu bia lâu dài.
– Tiếp xúc với bức xạ: Những người đàn ông được điều trị bằng xạ trị trực tiếp vào vùng ngực có khả năng phát triển ung thư vú gấp bảy lần so với đa số các nam giới khác.
– Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: Những người đàn ông có họ hàng ở thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như mẹ hoặc chị em gái mang bệnh ung thư vú sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
– Tuổi tác: Nam giới có nguy cơ phát triển ung thư vú khi già đi. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở đàn ông trong độ tuổi 60–70.
– Rủi ro nghề nghiệp: Đàn ông làm việc trong môi trường nóng có khả năng phát triển ung thư vú gấp hai lần so với những người làm việc trong môi trường mát hơn. Các môi trường liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới như lò cao, công xưởng luyện thép, nhà máy sử dụng máy cán, nhà máy sản xuất xe ô tô…
Cách phòng ngừa nguy cơ ung thư vú
Đối với bệnh ung thư vú, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa, qua đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:
Thường xuyên tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú, khám vú lâm sàng và chụp quang tuyến vú là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Mỗi lần thăm khám bạn nên nói chuyện, thảo luận với bác sĩ để nắm rõ những lợi ích và rủi ro của việc sàng lọc. Sau đó đưa ra quyết định cho những kế hoạch tầm soát ung thư vú phù hợp với bạn.
Tầm soát ung thư vú định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm
Tự kiểm tra vú để nhận biết các dấu hiệu thay đổi của vú
Phụ nữ nên thường xuyên tự kiểm tra vú để nhận biết, xác định bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào của vú như có cục u hoặc các dấu hiệu bất thường khác ở vú. Từ đó kịp thời trao đổi với bác sĩ.
Duy trì lối sống lành mạnh
- Hạn chế uống rượu bia: uống nhiều rượu bia cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư vú. Vì vậy bạn nên hạn chế loại thức uống có cồn này đến mức tối đa.
- Thường xuyên tập thể dục: là cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Duy trì cân nặng phù hợp: Nếu cân nặng của bạn khỏe mạnh, hãy cố gắng duy trì cân nặng đó. Nếu bạn cần giảm cân, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp giảm cân lành mạnh như giảm lượng calo bạn ăn mỗi ngày và từ từ tăng thời lượng tập thể dục.
- Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Phụ nữ nên có một chế độ ăn lành mạnh như bổ sung dầu ô liu nguyên chất và các loại hạt hỗn hợp, điều này có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Hãy tập trung vào các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt. Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, thay vào đó hãy ăn nhiều cá hơn.
Không tự ý uống các loại thuốc bổ sung hormone
Phụ nữ sau mãn kinh thường bị mất cân bằng hormone. Lúc này bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone mà nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn liều lượng phù hợp.
Dùng thuốc dự phòng chống ung thư
Một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao sẽ được các bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất để ngăn chặn các yếu tố phát triển khối u ngay từ khi chúng chưa xuất hiện.
Chủ động phẫu thuật cắt bỏ vú nếu thuộc nhóm nguy cơ cao
Những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao có thể sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ vú hoặc buồng trứng để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vú hoặc gia đình bạn có yếu tố di truyền thì bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được chỉ định áp dụng các biện pháp xét nghiệm, phòng ngừa ung thư vú.
Ngay cả khi phim chụp x quang của bạn bình thường nhưng bạn cảm nhận được các dấu hiệu bất thường thì đừng chủ quan mà đến gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn tăng cơ hội khỏi bệnh cũng như giảm chi phí điều trị bệnh.
Có thể thấy ung thư vú là bệnh rất phổ biến và tỷ lệ gia tăng nhanh hiện nay. Nhận biết các nguyên nhân gây ung thư vú và biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết giúp bạn phát hiện bệnh sớm, có cách điều trị hiệu quả.
No Responses